Công ty du học

Du học Nhật bản tự túc

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Du học Nhật Bản có được đi làm thêm không?



Em muốn đi du học Nhật Bản vừa học vừa đi làm có được không? Điều kiện để du học tại Nhật như thế nào? Trong thời gian du học, nhà trường có tạo điều kiện cho em làm thêm không? Thời gian học và thời gian làm việc thế nào? (duyen, friendboy80@ )

- Trả lời của Công ty du học Hiền Quang:
Du học Nhật Bản Vừa đi học vừa đi làm, là cách thức áp dụng rất nhiều của các bạn du học sinh đang học tập và làm việc tại Nhật Bản. Như vậy em có thể đi du học tại Nhật vừa đi học và đi làm cũng giống như những anh chị trước đã và đang sống học tập và làm việc hiện tại ở Nhật.
Ban đầu sang em phải học tại trường tiếng từ 1 đến 2 năm sau đó chuyển lên học chuyên ngành, học Nghề, CĐ, ĐH. Vì em là sinh viên ngoại quốc nên các trường tại Nhật điều có bộ phận hướng dẫn hỗ trợ sinh viên, như vậy nếu em có nhu cầu đi làm thêm nhà trường sẽ giới thiệu việc làm thêm cho em.

Thời gian đi học: Từ 3 giờ đến 3,5 giờ/ ngày
Thời gian đi làm: Từ 4 giờ đến 8 giờ/ ngày
Thu nhập: Từ 1200 USD đến 2000 USD/ tháng

ĐIỀU KIỆN DU HỌC NHẬT BẢN
•    Tốt nghiệp THPT trở lên
•    Có chứng chỉ tiếng Nhật tương đương N5 trở lên

HỒ SƠ DU HỌC GỒM CÓ
1.   Giấy khai sinh (1 bản sao gốc)
2.   Bằng THPT hoặc Trung cấp, CĐ, ĐH "nếu có'' (1 bản sao + gốc)
3.   Học bạ THPT hoặc bảng điểm Trung cấp, CĐ, ĐH "nếu có" (1 bản sao + gốc)
4.   Chứng nhận tiếng Nhật "nếu có" (1 bản sao + gốc)
5.   Hộ chiếu (1 bản sao + gốc)
6.   Chứng minh nhân dân (1 bản sao)
7.   Sổ hộ khẩu (1 bản sao)
8.   Sổ quyền sử dụng đất  (1 bản sao)
9.  Giấy khám sức khỏe (1 bản gốc)
10.  8 ảnh (3x4) và 8 ảnh (4x6) (mới chụp)
11. Chứng minh nhân dân của Bố và Mẹ (1 bản sao)
12.  Nếu là Tu Nghiệp Sinh “TNS” phải nộp (Hộ chiếu, chứng nhận “TNS”, Sơ yếu lý lịch, Hợp đồng “TNS”)

Nếu hồ sơ du học sinh không đáp ứng được 1 trong các thủ tục như trên, hãy liên hệ với Công ty chúng tôi để được trợ giúp.


Học Nghề, Cao Đẳng, Đại Học, Cao Học Tại Nhật Bản Bao Lâu?
Để du học Nhật Bản, học sinh phải học tại trường tiếng ở Nhật từ 1,5 năm đến 2 năm mới có thể thi vào trường đại học. Sau đó, chuyển lên học tại các trường Dạy Nghề, Cao Đẳng hay Đại Học, cũng có một số ít trường Đại Học yêu cầu thi nên việc chọn vào học tại các trường có chuyên ngành mà mình muốn học bạn nên xem kỹ trường đó có yêu cầu thi hay không.

Riêng nghiên cứu sinh, phần lớn chỉ xét hồ sơ là cho nhập học (trước khi nộp đơn phải tìm giáo sư nhận hướng dẫn). Còn cao đẳng, trường kỹ thuật - chuyên nghiệp thì tổ chức thi tuyển hoặc xét hồ sơ căn cứ trên kết quả thi tiếng Nhật, thi môn học... Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, nếu hội đủ điều kiện Bộ GD&ĐT quy định có thể học lên ĐH.

Thời gian các hệ học

Đại học: Sinh viên chính thức học 4 năm, nhưng học ngành y, nha, thú y học 6 năm. Sinh viên dự thính học một môn học đặc thù nào đó; điều kiện nhập học và số môn học được chấp nhận do dự thính tùy theo mỗi trường.

Sau đại học: Chương trình master học 2 năm và chương trình tiến sĩ (doctor) học 5 năm. Chương trình tiến sĩ phần lớn chia thành: Chương trình tiền kỳ tương đương với master (2 năm), và chương trình hậu kỳ (3 năm). Chương trình học lấy tiến sĩ của y, nha khoa và thú y là 4 năm. Tùy theo trường ĐH, thời gian quy định học lấy tiến sĩ có thể khác nhau.

Cao đẳng: Học 2 năm, nhưng có khoa như điều dưỡng học 3 năm. Trường kỹ thuật - nghiệp vụ: là trường dạy nghề, học từ 1 đến 3 năm (nhưng phần lớn học 2 năm). Trường trung học chuyên nghiệp: dạy nghề 5 năm (có môn học lâu hơn), dành cho đối tượng là học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở.

Để tốt nghiệp ĐH trong 4 năm, sinh viên thường phải lấy được trên 124 môn học; thời gian 6 năm, sinh viên ngành y, nha khoa phải có trên 188 môn học, ngành thú y phải có trên 182 môn học. Về cao học (trên 2 năm), sinh viên cần có trên 30 môn học. Đối với cao đẳng, học 2 năm trở lên, cần có trên 62 môn học; nếu học 3 năm, cần có trên 92 môn học. Còn tốt nghiệp trường kỹ thuật thì thông qua kết quả kỳ thi cuối khóa, thi cuối năm học của trường.

Có 2 cách xin học bổng: Nộp đơn ở nước ngoài trước khi đến Nhật và nộp đơn sau khi đến Nhật. Hầu hết đối tượng nhận học bổng là sinh viên ĐH, nhà nghiên cứu. Ít có loại học bổng nào cấp toàn bộ kinh phí cho việc du học, phần lớn chỉ trợ cấp sinh hoạt phí, một phần tiền học nên người dự thi đi du học phải tính kỹ mọi phí tổn, chứ không thể chỉ dựa vào học bổng.



Tu Nghiệp Sinh đăng ký du học Nhật Bản



TuNghiệp Sinh đăng ký du học Nhật Bản

Hằng năm, số lượng người đi “Tu Nghiệp Sinh” tại Nhật Bản ngày càng gia tăng. Nhật bản được biết đến là nước có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới, để đáp ứng cho sự phát triển nên nhân lực là yếu tố hàng đầu mà các doanh nghiệp Nhật Bản hướng tới. Để cân đối trong kinh doanh và giảm chi phí nhất là tiền lương phải trả hằng tháng cho nhân viên. Theo mức sống và thu nhập của người Nhật chi phí quá cao, việc thu nhập cũng phải đáp ứng được nhu cầu sống của người lao động là hiển nhiên.
Như vậy, không ít các doanh nghiệp Nhật Bản chọn phương pháp tuyển lao động nước ngoài để bớt gánh nặng chi phí. Theo tính toán sơ bộ cho thấy, nếu người nước ngoài làm việc tại công ty của ở Nhật, thì thu nhập không bằng một nửa mà số tiền người Nhật làm ra, về công việc và tiến độ thì không thu kém gì người Nhật, với thu nhập của các “Tu Nghiệp Sinh” không bằng một nửa này mà so sánh với thu nhập hiện tại của Việt Nam thì con số này quá lớn, với một “Tu Nghiệp Sinh” tại Nhật trong vòng 3 năm, sau khi trừ chi phí về nước đều có được trong tay số tiền từ 400 đến 600 triệu đồng. Nói ra ở đây không ai tin nổi nhưng đây là sự thật, bạn có thể tham khảo liên hệ một số người đã từng đi “Tu Nghiệp Sinh” thì sẽ rõ hơn.
Điều đáng tiếc nhất là đi “Tu Nghiệp Sinh” tại Nhật khác với các nước khác, Chính Phủ Nhật Bản đặt ra qui định rất khắt khe, là cho phép người nước ngoài vào Nhật Bản làm việc theo hình thức “Tu Nghiệp Sinh” có thời hạn chỉ 3 năm là tối đa. Như vậy với những ai về nước để tìm lại một công việc như mong muốn là không hề đơn giản, vì thế công việc của bạn sẽ bị gián đoạn và bế tắc.
Hiện nay, không ít “Tu Nghiệp Sinh” tìm mọi cách bằng nhiều hình thức khác nhau để đến được Nhật Bản tiếp tục con đường mưu sinh của mình, nhiều người sẵn sàng chi cho các trung tâm du lịch hay xuất khẩu lao động để xin lại Visa cho mình, thế nhưng họ chỉ nhận lại con số (0). Đến đây mình khuyên bạn một điều đừng chi tiền như vậy vô ích.
Tuy nhiên, Nhật Bản luôn có quy tắc xét visa của họ đối với những người đã từng là “Tu Nghiệp Sinh” , bạn có thể đăng ký du học lại bình thường với hai trường hợp sau đây.

•    Nếu là "Tu Nghiệp Sinh" về trước hạn theo quy định hợp đồng, bạn có thể đăng ký du học trở lại bình thường.
•    Nếu là "Tu Nghiệp Sinh" về nước đúng theo quy định hợp đồng, phải về nước ít nhất một năm rồi bạn có thể đăng ký du học trở lại được.

Trường hợp sau đây sẽ không bao giờ và vĩnh viễn không thể sang lại Nhật Bản được đó là: Vi phạm pháp luật tại Nhật như ăn cắp, trộm, … và bị trục xuất về nước. Điều này xin cảnh bảo cho tất cả những ai đang có ý định sang Nhật du học, du lịch, xuất khẩu lao động,… đừng nên có ý định đó vì nó sẽ hủy đi sự nghiệp và tương lai của bạn.
Chúc các bạn thành công!


Chứng minh tài chính du học Nhật

Theo yêu cầu của (Cục nhập cư Nhật Bản) cho việc xin visa du học tại Việt Nam.
Người bảo trợ là ai?
Là người thân có mối quan hệ mật thiết với người đi học như Bố, Mẹ, Anh, Chị, Chồng, Vợ, Cô, Chú,…v.v.

Điều kiện bảo trợ tài chính như thế nào?
-    Người này đảm bảo có nguồn thu nhập rõ ràng từ 250 triệu/1 năm trở lên, đảm bảo thu nhập như vậy trong 3 năm trở lại đây.
-    Có số tiền gửi tại Ngân hàng trước 3 tháng tối thiểu 500 triệu.
Thủ tục về thu nhập:
-    Người bảo trợ tài chính là chủ doanh nghiệp, cung cấp giấy đăng ký kinh doanh, báo cáo tài chính 3 năm trở lại đây.
-    Người  bảo trợ tài chính là công nhân viên chức, cung cấp hợp đồng lao động, xác nhận thu nhập, chứng từ nộp thuế và bảo hiểm.
Như vậy việc chứng minh không hề dễ dàng đối với công dân Việt Nam. Nhưng bạn không phải bận tâm về việc chứng minh này, chúng tôi giúp bạn đáp ứng đủ điều kiện để đảm bảo visa 100% theo nguyện vọng như mong muốn.
Hãy liên hệ với chúng tôi để giúp bạn, chúc bạn thành công.




Du học Nhật Bản hướng tới mục tiêu!



Nhật Bản, đất nước giao hòa giữa nền văn hóa truyền thống và hiện đại, đất nước tràn ngập lòng hiếu khách.
Nhật Bản là nước có bốn mùa rõ rệt, sự phong phú về thiên nhiên này đã tạo cho Nhật Bản có nền văn hóa thật độc đáo. Trong nền văn hóa truyền thống tinh thần “Nhật” luôn được coi trọng và bảo tồn, đó cũng là nền tảng cho tinh thần hiếu khách và chất lượng dịch vụ cao của Nhật hiện nay. Hơn nữa cùng với nền văn hóa truyền thống, văn hóa hiện đại như truyện tranh và phim hoạt hình cũng đang trên đà phát triển và được khắp thế giới biết đến như là một nền văn hóa đặc trưng của Nhật Bản. Bạn có muốn du học tại Nhật Bản hãy hướng đến những mục tiêu sau:

1/  Làm việc tại các doanh nghiệp Nhật Bản:
Tính đến nay gần 2000 doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam tất cả các Tỉnh/thành phố cả nước. Hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản luôn cân nhắc cho việc tuyển dụng, với tuyển dụng nhân lực chính mà các doanh nghiệp Nhật Bản thường yêu cầu là khả năng giao tiếp tiếng Nhật, văn hóa người Nhật, phong cách làm việc, cách cư xử, … như vậy hầu hết lao động Việt Nam điều không đáp ứng được. Nhưng các doanh nghiệp rất ưu tiên những người đã từng làm việc và học tập tại Nhật, nếu được làm việc tại doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam với mức thu nhập trung bình hiện nay thường từ 20 triệu đến 30 triệu 1 tháng.

2/  Hãy học hỏi tinh thần hiếu khách của Nhật Bản:
Trong thời điểm khủng hoảng kinh tế đang diễn ra, ngành dịch vụ chất lượng cao của Nhật Bản vẫn được thế giới quan tâm đến. “Lòng hiếu khách” mang tính Nhật Bản không những học được trong ngành dịch vụ như nhà hàng, khách sạn mà học được rất nhiều từ văn hóa Nhật. Sự học hỏi tinh thần hiếu khách của Nhật Bản sẽ có ý nghĩa rất quan trọng cho ngành thương mại ở Việt Nam sau này.

3/  Chi phí du học thấp:
Bạn có thể đi du học với chi phí thấp hơn rất nhiều so với các nước sử dụng tiếng Anh như Mỹ, Anh, Úc, Canada,…Ở Nhật Bản du học sinh được phép đi làm thêm thấp nhất (28 giờ/ 1 tuần), việc làm thêm bạn có thể chi trả chi phí và học phí cho những năm tiếp theo mà gia đình không phải bận tâm.

4/  Cuộc sống an toàn:
Nhật Bản là đất nước có an toàn rất tốt với tỷ lệ tội phạm bạo lực thấp nhất thế giới. Ngay cả phụ Nữ cũng có thể đi một mình trên đường vào buổi tối mà không sợ nguy hiểm vì cảnh sát luôn tuần tra liên tục 24/24. Các quán bán hàng 24h có rất nhiều trên các dãy phố nên bạn có thể mua sắm mọi lúc mọi nơi.
Để đáp ứng yêu cầu như mong muốn cho tương lai sau này, hằng năm học sinh và sinh viên Việt Nam chọn du học là cách tốt nhất để đạt được mục tiêu.
Nghe nói đến du học là cảm thấy khó khăn hay bâng khuâng về học phí, chi phí, … Mời bạn hãy đến công ty chúng tôi để tư vấn hướng dẫn tất cả những gì bạn cần biết nhé!


Du học tự túc tại Nhật như thế nào?
Hằng năm Nhật Bản đón nhận hàng trăm ngàn du học sinh đến từ nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có Việt Nam. Được sự quan tâm giúp đỡ của chính phủ Nhật Bản nhằm giao lưu học hỏi, trao đổi văn hóa, cấp nhiều chương trình học bổng khác nhau và nhẹ nhàng trong việc xét hồ sơ du học mà hằng năm số lượng du học sinh sang Nhật học ngày một tăng nhanh. Theo tính toán sơ bộ, số lượng du học sinh đi học tại Nhật theo diện tự túc chiếm đến 95,8% và đi theo diện học bổng Chính phủ hay các chương trình học bổng khác chỉ chiến 4,2%.
Như vậy số lượng du học tự túc là phương thức lựa chọn tốt nhất cho học sinh, sinh viên Việt Nam. Sau đây chúng tôi sẽ gợi ý cho các bạn nắm về chương trình du học tự túc như thế nào nhé!

Du học tự túc tại Nhật có 3 hình thức khác nhau:
1/  Du học tiếng Nhật:
Là chương trình đào tạo tiếng Nhật từ 1 đến 2 năm dành cho đối tượng chưa biết tiếng Nhật hoặc tiếng Nhật chưa đủ giỏi để vào học Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp,… hoặc có mục đích học giỏi tiếng Nhật để đi làm. Hiện nay trên toàn quốc Nhật Bản có gần 500 trường Nhật ngữ có chương trình đào tạo tiếng Nhật này dành cho du học sinh. Ngoài ra, tại 52 Trường đại học dân lập, 11 Trường đại học ngắn hạn còn có Khoa Du học sinh (Ryugakusei Bekka) nơi cung cấp chương trình giáo dục dự bị (bao gồm giáo dục tiếng Nhật và văn hoá Nhật Bản) cho các đối tượng chuẩn bị thi vào Đại học, Cao học.
Khoa Du học sinh (Ryugakusei Bekka) của các Trường Đại học dân lập
Khoa Du học sinh là khoa có chương trình giáo dục dự bị dành cho những du học sinh, nghiên cứu sinh chuẩn bị thi vào Đại học, Cao học, Đại học ngắn hạn. Đây là chương trình giáo dục chính quy nằm trong chương trình giảng dạy của một Trường Đại học. Nội dung chương trình bao gồm dạy tiếng Nhật, văn hoá Nhật Bản và những kiến thức cần thiết khác về Nhật Bản.
Nhật Bản có 52 Trường Đại học dân lập và 11 trường Đại học ngắn hạn dân lập có Khoa Du học sinh. Bạn phải căn cứ vào mục đích du học, lĩnh vực cần học, chương trình dự định sẽ học sau khi học xong Nhật ngữ mà chọn Trường đại học có Khoa Du học phù hợp. Nếu bạn dự định học tiếp lên Cao học của trường có Khoa Du học mà bạn chọn, tuỳ mỗi trường có cách tuyển chọn riêng nhưng cũng có trường có chế độ cho chuyển thẳng từ Khoa Du học lên Đại học.

Các trường Nhật ngữ được Hiệp hội Chấn hưng Giáo dục Nhật ngữ công nhận (có khoảng 500 trường)

Hiệp hội Chấn hưng Giáo dục Nhật ngữ tiến hành đánh giá và công nhận các trường dạy tiếng Nhật. Nếu bạn dự định học tiếng Nhật tại một trường Nhật ngữ nào đó để chuẩn bị thi vào Đại học, Cao học thì bạn phải kiểm tra xem trường đó có đạt được một số tiêu chuẩn nhất định mà Hiệp hội Chấn hưng Giáo dục Nhật ngữ đặt ra không.
Các chương trình đào tạo tiếng Nhật hoặc chương trình giáo dục dự bị này chủ yếu xét tuyển dựa trên hồ sơ. Sau khi tốt nghiệp khoá tiếng Nhật này, một số du học sinh thì đi làm ngay (tại Nhật hoặc về Việt Nam), một số thì học tiếp theo các hình thức (2) hoặc (3) dưới đây tuỳ theo năng lực.

2/  Du học diện nghiên cứu sinh:
Nghiên cứu sinh là cơ chế riêng của Nhật Bản, theo đó sinh viên không thuộc diện sinh viên chính quy, được phép tiến hành nghiên cứu một đề tài nào đó dưới sự hướng dẫn của một giáo sư trong một học kỳ hoặc một năm và không được cấp một loại bằng nào vào cuối khoá học. Rất nhiều du học sinh đã vào học khoá này 1 năm để chuẩn bị ôn thi vào Cao học (Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ). Tuy nhiên, không phải tất cả các du học sinh sau khi tham dự khoá Nghiên cứu sinh này đều thi đỗ vào Cao học, một số du học sinh thi trượt đã phải về nước. Ngoài ra, cũng có một số Trường Đại học hay một số khoa lại bắt buộc muốn du học sinh tham dự khoá Nghiên cứu sinh trước khi thi vào Cao học.
Du học sinh khi tốt nghiệp khoá tiếng Nhật nhưng chưa đủ điều kiện thi vào Cao học thường chọn vào học Khoá Nghiên cứu sinh này để chuẩn bị ôn thi vào Cao học. Ngoài ra, một số du học sinh khi vẫn còn ở nước ngoài nhất là những người đã biết tiếng Nhật cũng có thể nộp hồ sơ và được chấp thuận vào học Khoá này vì điều kiện tuyển chọn vào học Nghiên cứu sinh không khắt khe bằng tuyển chọn vào Cao học.

3/  Du học dài hạn:
Là chương trình đào tạo chính quy lấy học vị cử nhân Cao đẳng, Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ tại các trường Cao đẳng, Dạy nghề, Đại học của Nhật Bản. Để vào học các chương trình chính quy, du học sinh cần phải trải qua một kỳ thi đầu vào. Phần lớn các kỳ thi đầu vào đều tổ chức tại Nhật Bản. Thông thường, du học sinh sau khi tốt nghiệp các chương trình đào tạo tiếng Nhật tại Nhật Bản như giới thiệu ở trên sẽ tham dự các kỳ thi đầu vào này để học tiếp lên các chương trình đào tạo chính quy. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho những người đã học tiếng Nhật ở nước ngoài không cần sang Nhật để tham dự kỳ thi đầu vào này, từ năm 2002 các Cơ quan Hỗ trợ Sinh viên Nhật Bản (JASSO) đã bắt đầu tổ chức Kỳ thi Du học Nhật Bản (EJU) tại nước ngoài.
Theo chương trình trao đổi sinh viên giữa các Trường đại học ở Nhật Bản và Việt Nam có ký kết hợp tác. Thời gian du học thông thường khoảng 1 năm.




 Top: Du học Nhật Bản hướng tới mục tiêu!, Du học Nhật Bản hướng tới mục tiêu!

Những điều cần biết khi du học Nhật Bản



Nhữngđiều cần biết khi du học Nhật Bản

Q.1:    Khi nộp hồ sơ du học Nhật Bản, có cần thiết phải nộp tất cả các giấy tờ gốc hay không?
 Những giấy tờ cá nhân bảng gốc đều thuộc tài sản cá nhân, không có cá nhân hay tổ chức nào được quyền giữ giấy tờ cá nhân bảng gốc của người khác, trừ các cơ quan chính quyền. Vì vậy, khi chuẩn bị hồ sơ du học, các bạn cần phải nộp giấy tờ bảng phô tô công chứng và bảng gốc như các bằng cấp, bảng điểm, học bạ, xác nhận công việc,.. theo sự hướng dẫn của Công ty Tư Vấn Du Học Hiền Quang, khi trường ở Nhật Bản đã tiếp nhận và có thể nộp hồ sơ của các bạn lên Sở Lưu Trú Nhật Bản. Sau khi có kết quả xét hồ sơ họ sẽ trả lại toàn bộ bảng gốc cho các bạn.

Q.2:     Hồ sơ phải chuẩn bị trước các đợt nhập học bao lâu?

Với những trường lớn có uy tín và chất lượng giảng dạy tốt, thì họ sẽ có 4 đợt tuyển sinh trong một năm: Tháng 1, 4, 7, 10 hằng năm. Họ sẽ tiếp nhận hồ sơ trước mỗi đợt nhập học 3 tháng, sau đó sẽ xem xét hồ sơ và nộp cho Sở Lưu Trú Nhật Bản. Sở Lưu Trú Nhật Bản tiếp nhận hồ sơ xét duyệt và thông báo kết quả cho trường trước đợt nhập học.

Q.3:     Du học Nhật Bản có giới hạn độ tuổi không?

  Du học Nhật Bản không giới hạn độ tuổi đối với người đi học. Các bạn đăng ký du học Nhật Bản tối thiểu phải tốt nghiệp cấp 3. Đối với các bạn tốt nghiệp Cao Đẳng, hay Đại học là một lợi thế.

Q.4:     Có phải nộp bằng tiếng Nhật (tương đương trình độ N5) khi đăng ký du học Nhật Bản không?

Có lẽ các bạn sẽ thắc mắc là “Tại sao tôi phải có bằng tiếng Nhật trước khi đến Nhật? Vì tôi đăng ký du học Nhật Bản là để học tiếng Nhật. Ngoài thời gian học tại trường ở Nhật Bản, các bạn còn phải tự sinh hoạt do đó các bạn cần có trình độ tiếng Nhật sơ cấp để không gặp khó khăn ngoài giờ học ở trường. Đối với những bạn chưa có bằng chứng nhận tiếng Nhật, các bạn hoàn toàn vẫn có thể đăng ký tham gia du học Nhật Bản với giấy chứng nhận đã học tối thiểu 150 giờ tiếng Nhật tại các trường Nhật Ngữ ở Việt Nam. Tuy nhiên, không phải giấy chứng nhận học tiếng Nhật của trường Nhật Ngữ nào ở Việt Nam cũng được chấp nhận.

Q.5:     Du học Nhật Bản có phải phỏng vấn xin visa giống như du học Mỹ, Anh, Úc,.. không?

Du học Nhật Bản không có bước phỏng vấn xin visa như du học Mỹ, Anh, Úc,…. Khi các bạn đã nhận được Giấy phép Nhập cảnh vào Nhật Bản của Sở Lưu Trú, các bạn sẽ nộp Giấy phép này cùng với passport và Giấy báo Nhập học của trường nơi bạn đăng ký học cho Đại Sứ Quán hay Lãnh Sự Quán Nhật Bản tại Việt Nam đợi trong vòng một tuần họ sẽ cấp Visa.

Q.6:     Học phí thông thường sẽ được đóng bằng cách nào?

Hầu hết, các khoản phí liên quan đến học phí đều được chuyển khoản trực tiếp sang trường nơi các bạn đăng ký học. Không một trung tâm tư vấn du học nào có quyền nhận học phí của các bạn hay đứng ra làm trung gian để nhận học phí sau đó chuyển sang trường ở Nhật Bản. Khi đến Ngân hàng để chuyển khoản học phí các bạn cần chuẩn bị: Passport, giấy báo nhập học của trường nơi các bạn đăng ký và giấy biên nhận học phí mà trường gửi.

Q.7:     Khi nào kết quả du học Nhật Bản mới được thông báo?

Sở Lưu Trú Nhật Bản thụ lý xét hồ sơ trong thời gian khoảng 2 tháng làm việc, sau đó trả kết quả về trường trước kỳ nhập học khoảng 15 đến 20 thời gian này trường thông báo về cho du học sinh biết kết quả.

Q.8:     Khi đã nhận được Giấy phép nhập cảnh vào Nhật Bản và Giấy báo nhập học của trường thì đã có thể sang Nhật bản hay chưa?

Khi đã nhận được Giấy phép nhập cảnh vào Nhật Bản và Giấy báo nhập học thì bạn sẽ phải hoàn tất thủ tục chuyển khoản học phí và chi phí cho trường, sau đó các bạn sẽ tiến hành làm thủ tục xin visa.

Q.9:     Thủ tục xin visa bao gồm những gì và có phải phỏng vấn để quyết định đậu – rớt không?

Thủ tục xin visa bao gồm: Passport, Đơn xin cấp visa, Giấy phép nhập cảnh vào Nhật Bản, Giấy báo nhập học của trường đã đăng ký, 1 tấm hình (4x6). Khi xin visa, các bạn chỉ cần nộp những hồ sơ cần thiết tại Đại Sứ Quán hay Lãnh Sự Quán Nhật Bản tại Việt Nam. Cơ quan này sẽ nhận hồ sơ của bạn mà không phải phỏng vấn gì và sẽ hẹn bạn đến nhận visa sau một tuần. Phí xin visa hiện nay là 640.000 đồng.

Q.10:     Có trường hợp nào bị rớt khi xin visa du học Nhật Bản không?

Khi các bạn đã nhận được Giấy phép nhập cảnh vào Nhật Bản thì 100% các bạn sẽ nhận được visa.

Q.11:     Học sinh du học Nhật Bản có được phép làm thêm hay không?

Chính phủ Nhật Bản quy định các du học sinh được phép làm thêm tối đa 28giờ / tuần, như vậy trung bình một ngày các bạn sẽ có thể làm được 4 tiếng/ ngày. Tuy nhiên, để có thể đi làm thêm, các bạn phải được trường mà các bạn học hướng dẫn để đăng ký và tiến hành làm giấy phép đi làm thêm. Thông thường thì phải mất 2 tháng sau khi đến Nhật, các bạn mới có thể quen dần với cuộc sống ở đây, sau đó dần dần mới có thể đi làm thêm được.

Q.12:     Thông tin liên quan đến việc làm thêm có thể tìm thấy ở đâu?

Thông tin liên quan đến việc làm thêm, các bạn có thể tìm ở các tờ báo hay tạp chí chuyên đăng về tìm kiếm việc làm thêm, hay có thể xem ở góc thông tin ở trường mà các bạn đang học. Trường bạn học sẽ cung cấp thông tin về những nơi đang cần tuyển người, hướng dẫn du học sinh cách viết Đơn xin việc, cách trả lời phỏng vấn. Ngoài ra, vì bạn có được nhận vào làm hay không còn tùy thuộc vào khả năng tiếng Nhật của bạn, cũng như kết quả phỏng vấn của người phụ trách.

Q.13:     Thời gian học tại các trường tiếng Nhật như thế nào?

Không có trường tiếng Nhật nào tại Nhật Bản được phép giảng dạy từ sáng đến chiều. Giờ học tiếng Nhật thường sẽ bắt đầu vào nửa buổi sáng: 9 giờ đến 12 giờ, hoặc nửa buổi chiều: 2 giờ đến 5 giờ.

Q.14:     Có thể học tiếng Nhật trong bao lâu tại Nhật Bản?

Đối với những trường tiếng Nhật, các bạn chỉ được học tối đa 2 năm. Sau 2 năm các bạn phải đăng ký học tại trường chuyên môn hoặc là học tại trường Đại học, Cao đẳng hay đi làm thì mới có thể nhận được visa ở lại Nhật Bản.


Việc nên làm & không nên làm ở Nhật
Việc nên làm ở Nhật:
A1.    Cố gắng dùng natto (một dạng hạt đậu nành đã lên men). Trộn nó vào trong một ít mù tạt (wasabi), nước tương sau đó quấy đều lên ăn luôn hoặc rưới lên cơm. Khi bạn đã quen với cái mùi này thì nó thật sự là rất ngon.

A2.    Lúc nào cũng phải kiên nhẫn. Người Nhật luôn có thói quen như vậy

A3.    Cố gắng sử dụng nhà tắm công cộng hoặc tắm suối nước nóng. Nhưng bạn nhớ phải cởi hết đồ kể cả đồ tắm

A4.    Khi bạn đi chơi và yêu cầu uống rượu sake hãy gọi từ “jun mai”. Đây không phải là nhãn hiệu nhưng là cách người Nhật vẫn quen dùng và nó cũng chứng tỏ bạn là một người hiểu biết.

A5.    Hãy bỏ ra chút thời gian cho những của hàng tạp phẩm ở Nhật. Không chỉ bởi vì họ sẽ phát những mẫu sản phẩm miễn phí cho bạn mà ở đó có rất nhiều thứ lạ mắt được hạ giá mà bạn có lẽ chưa bao giờ nhìn thấy trước đây

A6.    Ăn những món ăn Nhật. Bạn dường như đã đi du lịch nửa vòng trái đất và tại sao lại ăn tại nhà hàng Mc Donard. Ở đây có rất nhiều món ngon và bổ dưỡng. Yakitori (gà chiên) là một cách ăn khá lạ (Đừng quên rửa trôi xuống cùng với bia tươi, ăn xong thì uống với bia) Nơi đây cũng là cả một thế giới sushi quanh bạn. Tiếp theo là những nhà hàng chuyên bán thịt, cá rán hoặc nướng, Izakaya (quán rượu của Nhật), quán bán mì ramen

A7.    Thay vì thuê xe con và tiêu hàng giờ vì kẹt xe, bạn hãy đi bộ. Nếu như bạn quá mệt hoặc phải đi đến một nơi nào đó khá xa ở Nhật thì hãy đi bằng tàu điện. Chúng sạch, an toàn và đi đến bất cứ chỗ nào bạn cần.
Tokyo Disneyland rất đáng để xem vì nó rất khác so với bất kì một công viên Disney nào khác trên thế giới.

A8.    Hãy đến phố điện tử Akihara ở Tokyo. Bạn có lẽ chưa bao giờ nhìn thấy vài thứ như thế.

A9.    Hãy làm một cuộc dã ngoại ra bên ngoài những thành phố lớn. Nếu như bạn ở Tokyo, hãy đi picnic đến Kamakura. Nó chỉ mất một tiếng rưỡi đi tàu điện và có khá nhiều thứ để xem và làm ở đó.

A10.    Nếu như bạn ở Nhật vào đúng dịp ngắm "hoa anh đào" (chúng chỉ kéo dài một tuần hoặc hơn chút) Những công viên lớn như Ueno ở Tokyo thường rất rất đông người. Hãy tìm một vài nơi khác mà bạn có thể ngắm "hoa anh đào" thay vì đánh lộn với một đám đông.

Việc không nên làm ở Nhật:
B1.    Bạn không nên chan hay đổ nước tương (soya sauce) lên bát cơm của mình, điều này được cho là không bình thường khi ở Nhật.

B2.    Không nên cắm đũa trong bát cơm của mình.

B3.    Bạn đừng bao giờ mong người Nhật sẽ nói tiếng Anh với bạn. Hầu hết người Nhật đều biết không nhiều hơn một vài từ tiếng Anh và vì thế nó không đủ để tiến hành một cuộc hội thoại (lí do thì có người cho rằng người Nhật có lòng tự hào dân tộc cao nên không việc gì phải sử dụng tiếng ngoại quốc)

B4.    Đừng có tức giận khi bạn ở trên tàu điện mà không thể cựa quậy được chút nào, hãy nhìn xung quanh bạn, ai cũng như vậy thôi. Bạn là một trong 120 triệu người bị nhét như cá hộp ở trên quần đảo Nhật Bản. Hãy quen với nó bởi vì có cáu gắt thì cũng chẳng thay đổi được gì.

B5.    Cũng đừng có cáu gắt khi mà thức ăn trên đĩa bạn toàn là đồ thô, còn sống chưa được chế biến. Hãy thử ăn và sẽ thấy nó khá ngon.

B6.    Đừng có ăn vỏ của hạt đậu nành. Bạn hãy bóp hạt đậu giữa những ngón tay của bạn và ép hạt đậu thành miếng nhỏ bỏ vào miệng. Ném phần vỏ còn lại vào một cái bát đựng còn rỗng.

B7.    Đừng có cố gắng mở hoặc đóng cửa xe taxi. Vì chúng hoàn toàn là tự động.

B8.    Đừng có nghĩ 10.000 yên ở Nhật là nhiều tiền vì nó chỉ tương đương 100 usd thôi.

B9.    Đừng có bo khi ở nhà hàng Nhật. Không một ai cho tiền bo ở Nhật ngoại trừ những khách phương Tây khi không biết điều này.




 Top:Nhữngđiều cần biết khi du học Nhật Bản, Nhữngđiều cần biết khi du học Nhật Bản